Disneyland 1972 Love the old s
WAP TAI GAME, HINH Anh ,NHAC CHUONG
[27-11-2024|23:32:05]
TuyênDevil™ [ Hoàng Thượng! ] [ on ]
Cấp bậc:
Prồ Nhất Wap Rùi Đấy !

Tuyển dụng
11 hành động gây “ tổn hại” tới sự nghiệp
 
Bên cạnh việc tìm cách để thành công, chúng ta cũng nên chú ý tới những sai lầm có thể gây “tổn hại” tới sự nghiệp của mình. Các chuyên gia nghề nghiệp đã đưa ra 11 hành động sai lầm mọi người cần tránh sau đây nếu muốn có một sự nghiệp thành công.
1. Không học hành nghiêm túc
 
Nếu bạn mải chơi trong những ngày tháng học đại học, bạn có thể không kiếm được công việc tốt nhất khi ra trường,  Brian Drum, người đào tạo và giám đốc tuyển dụng của một công ty có trụ sở ở New York, cho biết vậy. Anne Angerman, một chuyên gia nghề nghiệp, bổ sung: “ Không hoàn thành khóa học cũng là một yếu tố khiến bạn khó đạt được mục tiêu phát triển nghề nghiệp sau này.”
 
2. Không có kế hoạch
 
Trong thị trường việc làm thắt chặt như hiện tại, bạn có thể phải làm công việc mình thực sự không thích. Nhưng đó sẽ không là vấn đề khi bạn có một kế hoạch rõ ràng để đạt được điều mình muốn. Drum khuyên: “ Hãy nghĩ về công việc bạn buộc phải làm như một chướng ngại vật trước khi bạn đạt được công việc trong mơ của mình.”
 
3. Nói dối
 
Bạn sẽ nhanh chóng đánh mất danh tiếng nghề nghiệp của mình nếu nói dối, dù là khoác lác trong sơ yếu lí lịch hay bịa đặt về sếp và đồng nghiệp trên Facebook. Diane Gottsman, một chuyên gia của trường ngoại giao Texas, Mỹ, chia sẻ một trường hợp phổ biến hiện nay, đó là bạn gọi điện tới cơ quan xin nghỉ ốm nhưng sau đó có người phát hiện bạn đã post ảnh lên Facebook trong thời gian đó.
 
4. Vào Facebook, Twitter trong giờ làm việc
 
Các mạng lưới xã hội trực tuyến có thể tác động tiêu cực tới bạn. Post hay tweet trong giờ làm việc khiến bạn mang tiếng là kẻ chểnh mảng, lười biếng. Và nội dung bạn post lên cũng có thể hại bạn, ví dụ như những bức ảnh ăn chơi trác táng hay câu chuyện nói xấu người khác.
 
 
 
5. Không tôn trọng ranh giới nghề nghiệp
 
Chia sẻ quá nhiều thông tin về cuộc sống cá nhân với đồng nghiệp là điều  không chuyên nghiệp. Angerman giải thích: “ Có thể đồng nghiệp không muốn nghe về chuyện cãi nhau của bạn với chồng nhưng bạn lại ép anh/ cô ấy phải nghe”. Ngược lại, nếu quá trầm lắng, công việc của bạn cũng không thuận lợi. Thỉnh thoảng, hãy tham gia vào cuộc nói chuyện với đồng nghiệp để xây dựng mạng lưới quan hệ.
 
6. Buôn chuyện, vu cáo, nói xấu người khác
 
Nếu bạn công khai công kích đồng nghiệp, sếp, ban giám đốc hay thậm chí đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ bị coi là kẻ tiêu cực và tệ hơn là kẻ gây rối. Và hậu quả của nó có thể rất rộng và trong dài hạn.  
 
7. Có mối quan hệ không thích hợp với sếp
 
Phát triển một mối quan hệ lãng mạn với sếp không phải là một ý tưởng hay bởi thật khó để một cặp đôi làm việc trong cùng một phòng. Khi đó, cơ hội thăng tiến của bạn sẽ bị hạn chế hơn. Đặc biệt, nếu cố tình xây dựng mối quan hệ trên mức công việc với sếp đã có gia đình còn là hành động thể hiện sự yếu kém về mặt đạo đức.
 
8. Không thể kiểm soát nồng độ cồn
 
Xay xỉn khi làm việc hay trong chuyến công tác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng nghề nghiệp của bạn. Kể cả, uống rượu bia quá chén trong bữa tiệc, liên hoan cũng để lại ấn tượng không tốt trong mắt sếp và đồng nghiệp.
 
9. “ Nhảy việc” chỉ vì tiền bạc
 
Chuyển việc – trong điều độ có thể là điều chấp nhận được và không ảnh hưởng nhiều tới sự nghiệp của bạn. Nếu bạn đã trải qua 7, 8 công việc khác nhau khi chưa tới 35 tuổi, sếp và nhà tuyển dụng có thể không muốn đầu tư vào bạn. Nhớ rằng, những người đạt tới vị trí lãnh đạo ở các công ty lớn đều trải qua một thời gian dài cống hiến cho công ty. Thêm vào đó, nhiều công ty có chính sách “ người cũ ở lại, người mới ra đi” khi nền kinh tế khó khăn. Và khi đó, nguy cơ mất việc của bạn là rất lớn.
 
10. Mất liên lạc với người giới thiệu
 
Bạn sẽ gặp khó khăn nếu nghỉ việc mà không thu thập thông tin liên lạc cá nhân của sếp, đồng nghiệp - những người có thể là người giới thiệu cho bạn trong tương lai. Angerman nói: “ Nếu bạn bắt buộc nghỉ việc và không thể đề nghị sếp làm người giới thiệu, ít nhất bạn cũng nên có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp để có thể đề nghị họ.”
 
11. Để lại một đống lộn xộn khi nghỉ việc
 
Hãy hoàn thành mọi giấy tờ và các nhiệm vụ dở dang trước khi chuyển sang công việc mới. Nếu để lại một đống lộn xộn ở công ty cũ, bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm một công việc mới.

Quay lại | Trang tiếp 
Cùng chuyên mục
+ Kỹ Năng Tự Học Hiệu Quả
+ Kỹ Năng Bán Hàng
+ Kỹ Năng Đàm Phán Thương Lượng
+ Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề
+ Kỹ Năng Tổ Chức Công Việc
+ Kỹ Năng Thuyết Trình
+ Kỹ Năng Giao Tiếp
+ Kỹ Năng Làm Việc Nhóm
+ Kỹ Năng Hội Họp
+ Kỹ Năng Quản Lý Hồ Sơ
+ Kỹ Năng Lãnh Đạo Dành Cho Nhà Quản Lý
+ Kỹ Năng Tuyển Dụng
http://gameon.java4u.mobi